Theo các bác sĩ chuyên khoa: Việc chữa trị viêm xoang sàng sau cũng như các loại viêm xoang khác: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể mà chỉ định phác đồ điều trị chữa trị thích hợp. Cần chuẩn bị tâm lý: Việc điều trị viêm xoang sàng sau thường khó khăn và kéo dài hơn so với một số dạng viêm xoang khác.

1. Điều trị viêm xoang sàng bằng kinh nghiệm dân gian

Dân gian thường áp dụng các bài thuốc truyền miệng hoặc theo kinh nghiệm giúp điều trị bệnh viêm xoang sàng khá hay. Mặc dù y học hiện đại phát triển nhưng không phải vì thế mà chúng bị mai một, chúng được truyền tai nhau cho đến ngày nay và được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Chữa viêm xoang theo dân gian chủ yếu sử dụng các vị thuốc nam dưới dạng xông mũi hoặc sắc uống.

a. Chữa viêm xoang sàng bằng hoa cứt lợn

Cây hoa cứt lợn còn có tên gọi khác như hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Trong cây hoa cứt lợn có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, mùi thơm dễ chịu; thành phần chủ yếu có trong tinh dầu là cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính vì vậy được sử dụng để chữa bệnh viêm xoang sàng sau hữu hiệu.

Mẹo trị viêm xoang sàng bằng thuốc nam này thực hiện như sau: Bạn chọn những cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo nước, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi tẩm vào bông. Dùng bông đã thấm nước này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút sau đó rút bông ra rồi xì nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện lâu ngày để có hiệu quả tốt nhất. Trước khi áp dụng bạn nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước để đạt được kết quả cao.

b. Gừng tươi kết hợp hành tím chữa viêm xoang sàng sau

Bạn chuẩn bị 2 củ hành tím và 1 củ gừng tươi. Sau đó, các bạn bóc vỏ gừng và hành tím rồi rửa sạch, giã nát và ép lấy nước cốt. Trộn đều nguyên liệu trên với nhau thành hỗn hợp, dùng nguyên liệu này để nhỏ mũi hàng ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi hết bệnh.

c.Xông hơi trị viêm xoang sàng

Phương pháp xông hơi có tác dụng giúp mũi thông thoáng hơn, tránh bị nghẹt tắc xoang mũi đồng thời đẩy hết các dịch viêm ra ngoài giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể áp dụng ngay 2 cách dưới đây:

  • Lấy một tô nước sôi để trên mặt bàn sau đó lấy khăn phủ lên đầu để hơi nóng lan tỏa đều ở không gian trước mặt, hít hơi nóng của nước vào mũi giúp cho mũi bớt ngạt, tắc xoang mũi.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen và xả nước vừa đủ để hơi nước ấm có thể xông lên và giúp lỗ thông xoang thông thoáng, giúp không khí ra vào các hốc xoang dễ dàng hơn.

d. Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc tự pha bằng cách cho 1 thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một ít bicarbonat. Tiếp đến, bạn đổ nước muối sinh lý vào một chiếc bát. Sau đó, bịt một bên mũi lại và bên còn lại cho vào bát nước muối và hít nhẹ nhàng. Cuối cùng, các bạn hỉ nước mũi ra và lặp lại động tác vài lần. Bên mũi còn lại thực hiện tương tự.

Cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bạn không quá lạm dụng nước muối rửa mũi vì có thể gây khô mũi, kích ứng niêm mạc mũi gây khó chịu.

2. Cách chữa viêm xoang sàng sau bằng y học hiện đại

Viêm xoang sàng sau do nhiều nguyên nhân và tùy từng giai đoạn viêm xoang: Viêm xoang sàng sau cấp hoặc viêm xoang sàng sau mạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa.

Điều trị viêm xoang nội khoa bằng thuốc: Không có thuốc đặc trị viêm xoang sàng bệnh viêm xoang sàng sau, việc điều trị cần kết hợp giữa nhiều loại thuốc theo đúng phác đồ mới mang lại hiệu quả. Một số loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau có thể được bác sĩ kê đơn:

  • Corticosteroid xịt mũi: Thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm như: Fluticasone, Budesonide, Triamcinolone, Mometasone và Beclomethasone.
  • Corticosteroid uống hoặc tiêm: Các loại thuốc này được sử dụng để làm giảm viêm xoang nghiêm trọng, đặc biệt là nếu cũng có polyp mũi, có thể kể đến: Prednisone và Methylprednisolone. Corticosteroid uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi được sử dụng lâu dài, do đó, chúng thường chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng hen suyễn nặng.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có dạng kê toa và dạng không cần kê toa. Chẳng hạn thuốc thông mũi và miệng không kê toa (OTC) thường dùng đó là Sudafed Actifed. Oxymetazoline và phenylephrineụ cũng chính là hai loại thuốc xịt mũi được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường chỉ thực hiện trong một vài ngày, nếu dùng kéo dài có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Aspirin thường là các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn sử dụng. Tuy nhiên, nếu trường hợp Aspirin giải mẫn cảm điều trị, người bệnh tốt nhất không nên sử dụng, bởi thuốc làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thuốc kháng sinh: Chỉ định khi có nhiễm trùng vi khuẩn, gồm: Amoxicillin, Doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim – sulfamethoxazole.

Ngoài ra, nước muối nhỏ rửa mũi cần được thực hiện hàng ngày để hỗ trợ trị bệnh. Nếu dị ứng đang đóng góp viêm xoang, các mũi chích ngừa dị ứng (miễn dịch liệu pháp) sẽ cần thiết giúp giảm thiểu các phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Phương pháp điều trị ngoại khoa:

Trong trường hợp việc điều trị viêm xoang sàng sau bằng phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc có biến chứng thì các thủ thuật, phẫu thuật thường được cân nhắc. Tuy nhiên đây không phải là cách điều trị viêm xoang hiệu quả nhất bởi tình trạng bệnh có thể tái phát sau đó.

Trả lời

Close Menu