Bệnh viêm xoang là một bệnh mãn tính phổ biến, nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa, bệnh khó điều trị và dễ tái đi tái lại nhiều lần. Giúp quý thính giả cũng như bệnh nhân hiểu thêm về bệnh viêm mũi – viêm xoang để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, nhóm phóng viên của chuyên mục Sức khỏe đời sống của đài VTV2 phỏng vấn Thạc sĩ, Dược sĩ Trịnh Thị Mùi – Giám đốc công ty CP dược phẩm quốc tế Á Châu, chủ nhiệm dụ án Nghiên cứu và sản xuất thuốc điều trị bệnh viêm mũi – viêm xoang từ thảo dược.
Phóng viên: Thưa ThS, Dược sĩ Trịnh Thị Mùi. Thạc sĩ (ThS) có thể cho biết bệnh viêm xoang là gì?
ThS. Trịnh Thị Mùi: Xoang là những khoang rỗng chứa khí, nằm trong khối xương sọ, có chức năng làm nhẹ khối xương này và góp phần vào việc phát âm. Niêm mạc xoang có một lớp lông rất mịn, thường xuyên chuyển động để đưa lớp chất nhầy (do niêm mạc tiết ra) về phía lỗ thông ở cửa mũi sau rồi chuyển xuống dạ dày. Hiện tượng này gọi là sự dẫn lưu dịch tiết. Khi sự dẫn lưu bị tắc nghẽn, tình trạng viêm xoang sẽ xảy ra. Hay nói cách khác viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt, có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi.
ThS. Trịnh Thị Mùi: Đau nhức là triệu chứng hay gặp ở bệnh viêm xoang tùy thuộc vào vị trí xoang. Bệnh nhân bị nghẹt mũi, nước mũi trở nên dày đặc, đục xanh hoặc hôi tanh, ho hen vì nước mũi chảy xuống họng gây viêm, ngứa. Tùy theo tình trạng viêm , vị trí của xoang mà bệnh nhân có thể sốt, nghẹt mũi, căng tức mệt mỏi, ngủ không yên giấc. Nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả do mủ từ xoang bị viêm chảy xuống họng, khạc đờm đôi khi có lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, viêm họng mãn đôi khi có cảm giác nghẹt thở, viêm dây thần kinh thị giác do nhãn cầu, mắt mờ thị lực giảm, viêm tấy ở mắt, thậm chí bị áp xe não, viêm não.
Phóng viên: Làm sao để phân biệt giữa sổ mũi, nghẹt mũi khi bị cảm cúm thông thường với tình trạng “tắc nghẽn” do viêm xoang.
ThS. Trịnh Thị Mùi: Khi bị cảm cúm thông thường thì bệnh nhân thường sổ mũi nhiều nhưng nước mũi thường trong, còn viêm xoang thì bệnh nhân có nước mũi đặc, kèm theo triệu chứng nhức mũi, nhức 1 hoặc 2 bên xoang (xoang hàm và xoang sàng dễ bị nhức nhất, còn xoang trán và xoang bướm thường sẽ nhức khi bệnh kéo dài), cảm thấy nặng ở mũi, đôi khi nghe khó…
ThS. Trịnh Thị Mùi: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang như ô nhiễm môi trường, thời tiết chuyển mùa, cơ địa dễ bị kích ứng, sức đề kháng kém, tuyến nhầy của của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều, hệ thống lông chuyển trong xoang hoạt động kém, viêm mũi sau khi nhiễm siêu vi, bội nhiễm từ những đợt cảm cúm, viêm mụi dị ứng kéo dài. Ngoài ra, còn viêm xoang do sâu răng, viêm xoang sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang, ở trẻ em có thể do bị viêm amidan gây nhiễm trùng. Người lớn có cơ địa bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang dẫn đến viêm xoang do polip.
Phóng viên: Vậy bệnh này điều trị và phòng ngừa như thế nào?
ThS. Trịnh Thị Mùi: Trường hợp nhẹ, chỉ cần uống thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, kháng dị ứng, kèm theo dùng thuốc xịt mũi để làm loãng chất nhầy, rửa trôi cặn bẩn, giúp mũi thông thoáng.
Nếu nặng (bệnh dai dẳng kéo dài, các triệu chứng diễn ra thường xuyên) bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để được rửa xoang hoặc nếu cần sẽ phẫu thuật nội soi để lấy mủ ra khi điều trị không hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang cần thực hiện các yêu cầu sau:
– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khí lạnh, bụi bẩn, hóa chất độc hại
– Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa khoang mũi, họng hàng ngày.
– Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, không nên tắm nước lạnh.
– Khi bị bệnh viêm xoang không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá.
– Khám và điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn khoang miệng, mũi, họng, tai, và bệnh răng lợi.
– Không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo, chim…) gây di ứng.
– Nâng cao thể trạng bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
– Tăng cường ăn rau quả có nhiều vitamin A,C và E.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
Phóng viên: Vậy chế độ ăn cho người bị viêm xoang như thế nào? Có phải kiêng cữ gì không?
– Người mắc bệnh viêm xoang khuyến khích nên ăn uống thật nhiều chất bổ dưỡng giúp tăng cương sức khỏe, sức đề kháng. Uống nhiều nước lọc tinh khiết sẽ tốt cho sức khỏe
– Chú ý các loại thức ăn có thể gây dị ứng (tránh xa tất cả các món ăn đã từng gây dị ứng).
– Khi phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày nên uống kết hợp men tiêu hóa.
– Tránh những sản phẩm bơ sữa, tránh uống nước quá lạnh.
Phóng viên: Theo Thạc sĩ thì điều trị bệnh viêm xoang theo Đông y hay tây y hiệu quả hơn? Và trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa viêm xoang, theo bà thuốc nào điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả nhất hiện nay?
ThS. Trịnh Thị Mùi:
Trên thực tế nhiều bệnh nhân viêm xoang đã từng điều trị theo các phương pháp Tây y, đông y nhưng kết quả chưa được như ý, với Tây y thường để lại nhiều tác dụng không mong muốn, bệnh dễ bị tái phát . Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa viêm xoang nhưng với sản phẩm Viên uống thảo dược viêm xoang viêm mũi Sinus Plus thuốc thuộc dự án nghiên cứu do các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dựa trên phương thuốc cổ truyền với bí quyết kinh nghiệm lâu năm cùng với ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại được kết hợp từ những thảo dược hàng đầu về chữa trị viêm xoang, viêm mũi thuốc đã điều trị được nguyên nhân gây bệnh với tác dụng nạp khí về thận, cân bằng âm dương, kháng khuẩn chống viêm,chống dị ứng nâng cao sức đề kháng, điều trị căn nguyên của bệnh, thuốc được sản xuất từ nguồn dược liệu sạch, an toàn đã mang lại hiệu quả đáng tin cậy.
Thạc sĩ – dược sĩ Trịnh Thị Mùi
( Theo Sức khỏe và đời sống)