Bệnh viêm xoang sàng sau là dạng viêm xoang thường gặp nhất, tuy nhiên các triệu chứng viêm xoang sàng ít biểu hiện nên dễ bị bỏ qua nên dễ tiến triển thành mãn tính hơn. Điều trị viêm xoang sàng sau cũng khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
I. Kiến thức về bệnh viêm xoang sàng sau
A. Bệnh viêm xoang sàng là gì?
Bệnh viêm xoang sàng (sphenoid sinusitis) là một dạng viêm nhiễm ở vị trí xoang sàng (nằm phía sau ổ mắt) khiến cho niêm mạc xoang bị sưng tấy, mưng mủ do ảnh hưởng của tình trạng viêm sưng. Xoang này ngăn cách bằng một phiến xương mỏng dưới ổ mắt. Viêm xoang sàng được chia thành: Viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau. Trong đó, viêm xoang sàng sau do vị trí “đặc biệt” nên các triệu chứng bệnh không “rầm rộ” như các loại viêm xoang khác khiến người bệnh chủ quan và nguy cơ tiến triển thành mãn tính là rất cao.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm; viêm xoang sàng; viêm xoang trán; viêm xoang bướm; viêm đa xoang. Có thể thấy viêm xoang sàng khá phổ biến, chỉ đứng thứ hai trong số các bệnh viêm xoang sau viêm xoang hàm.
B. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang sàng
Tương tự như nhiều dạng viêm xoang khác, viêm xoang sàng có thể gặp phải do các nguyên nhân đến từ môi trường sống, sinh hoạt, các yếu tố bệnh lý và một số yếu tố nguy cơ khác. Cụ thể như sau:
- Môi trường sống
Yếu tố môi trường ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng viêm xoang, các bệnh hô hấp. Các loại hóa chất, khói bụi, vi khuẩn trong không khí, nguồn nước bẩn,… đều có khả năng xâm nhập vào hệ hô hấp dẫn đến viêm sưng mũi, họng, các xoang,… Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết, chuyển sang lạnh hơn hoặc nóng hơn đều có thể dẫn đến viêm xoang nếu không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách.
- Các dị tật hô hấp
Một số dị tật hô hấp, nhất là ở vùng mũi như hẹp vách ngăn, vẹo vách ngăn, polyp mũi,… sẽ dấn đến tình trạng ứ tắc xuất tiết xoang, làm cho dịch tiết không thoát được ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Những dị tật này về lâu dài đều có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng, trong đó có bệnh viêm xoang.
- Sức đề kháng
Người có sức đề kháng kém thường dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp hơn so với những người có sức khỏe tốt. Những trường hợp này dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp, mũi họng khi thời tiết chuyển mùa, môi trường sống bị ô nhiễm
- Tiền sử bệnh
Người có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm nhiễm tai mũi họng hoặc đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp nếu không được điều trị khỏi thì khả năng mắc bệnh viêm xoang sàng là khá cao. Điều này xảy ra do vi khuẩn dễ xâm nhập từ vị trí bị bệnh vào khu vực xoang gây ra viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ tại niêm mạc xoang.
- Vệ sinh kém
Người không chú ý vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân, không chú ý rửa tay thường xuyên, hay có thói quen ngoáy mũi,… đều có thể dẫn đến các vấn đề viêm nhiễm mũi họng hay viêm xoang.
- Chấn thương
Một số chấn thương do tai nạn, hít phải không khí nóng, chịu tác động bởi áp lực gây phù nề, xuất huyết, thương tổn thành xoang hay niêm mạc cũng làm tăng nguy cơ gây ra viêm xoang.
Nếu chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm xoang sàng, bạn đừng bỏ qua bệnh viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
C. Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng có các triệu chứng tương đối giống với các bệnh viêm xoang khác, tuy nhiên về mức độ nguy hiểm thì viêm xoang sàng thường nghiêm trọng hơn do vị trí xoang sàng nằm sâu trong hộp sọ. Do đó sự tiến triển của viêm xoang sàng có thể gây ra những tổn thương thần kinh không mong muốn. Thông thường người bệnh viêm xoang sàng có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như:
- Tiết dịch nhầy, chảy mũi
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân viêm xoang sàng. Thông thường dịch nhầy, nước mũi do viêm xoang sàng khi mới xuất hiện sẽ không có màu, trong suốt. Tuy nhiên sau một thời gian sổ mũi, chảy mũi và tiết dịch nhầy, màu sắc của dịch tiết và nước mũi có thể chuyển sang trắng đục, hoặc vàng, xanh,… do sự phát triển của các loại vi khuẩn cũng như có thể lẫn mủ ở vị trí viêm xoang.
- Đau nhức, mệt mỏi
Bệnh nhân viêm xoang sàng thường có cảm giác đau nhức kéo dài ở vùng chẩm, vùng đỉnh, vùng chẩm, đôi khi âm ỉ ở sau gáy. Kèm theo những cơn đau nhức là tình trạng mệt mỏi, uể oải vùng đầu, cổ.
- Sốt, ớn lạnh
Sốt tương đối hiếm gặp ở những bệnh nhân viêm xoang sàng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ kèm theo đau nhức mệt mỏi quanh vùng đầu, mặt. Vùng cổ thường mệt mỏi, cảm giác ớn lạnh chạy dọc khắp cổ.
- Hơi thở có mùi, ho và đau họng
Những dấu hiệu này xuất hiện ở bệnh nhân chủ yếu do dịch tiết chảy từ các xoang xuống cổ họng, gây ra tình trạng đau họng, có đờm, ho. Khi lượng vi khuẩn tích tụ trong vùng họng quá nhiều còn có thể gây ra mùi khó chịu.
D. Biến chứng của bệnh viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng có thể gây ra nhiều biến chứng cho người mắc phải do vị trí của xoang sàng nằm sâu trong hộp sọ, gần với một số vị trí của hốc mắt, phía trên vòm họng, gần mũi, các tĩnh mạch hang, các biến chứng về não.
- Biến chứng ở mắt
Những trường hợp biến chứng ở mắt gặp phải khá nhiều ở người bị viêm xoang sàng do vị trí xoang sàng nằm phía sau hốc mắt. Thông thường, tỷ lệ các biến chứng ở mắt xảy ra do bệnh viêm xoang sàng gây ra cao hơn các bệnh xoang khác. Hầu hết những biến chứng ở mắt do viêm xoang sàng đến từ quá trình viêm nhiễm lan tỏa theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt dẫn đến các biến chứng tại mắt.
Một trong những biến chứng ở mắt do viêm xoang như viêm mô liên kết quanh hốc mắt có thể gây sưng phù mi mắt, đau nhức mắt và lan sang đỉnh đầu. Bên cạnh đó, viêm dây thần kinh thị giác cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh viêm xoang sàng khiến thị lực giảm đột ngột. Một số bệnh nhân viêm xoang sàng còn có thể gặp các biến chứng áp xe mi mắt trên, dưới, áp xe túi lệ,… gây đau nhức, khiến thị lực bị ảnh hưởng và nguy cơ nhiễm trùng.
- Biến chứng ở họng
Hầu hết các trường hợp viêm xoang sàng gây biến tính ở họng thường gặp nhất là biểu hiện đau họng hoặc viêm họng mãn tính, các triệu chứng khó nuốt hoặc nuốt vướng cũng có thể xảy ra. Biến chứng này xảy ra do dòng dịch tiết và mủ chảy liên tục từ mũi và các xoang chảy thẳng xuống họng. Ảnh hưởng của mỉ, dịch tiết và các vi khuẩn chảy xuống họng sẽ khiến người bệnh gặp phải tình trạng ho có đờm, đau họng, ho kéo dài. Một số trường hợp bị đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực. Nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày do các triệu chứng không rõ ràng.
- Biến chứng hô hấp
Viêm xoang sàng không chỉ gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi, khó thở kéo dài mà trong những trường hợp nặng, không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản, thường là mạn tính. Bệnh nhân có thể bị ho khạc có đờm, đôi khi ra máu, thường hay sốt nhẹ về chiều, kèm theo một số triệu chứng gần giống với bệnh lao nhưng khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh thì có dấu hiệu mờ xoang, có mủ ở khe giữa, xét nghiệm lao phổi không có kết quả.
- Biến chứng tĩnh mạch hang
Các biến chứng viêm tắc tĩnh mạch hang cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm xoang sàng kèm theo các dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, cứng gáy, rét run,… Viêm tắc tĩnh mạch hang rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến màng tiếp hợp dẫn đến phù nề, đỏ bầm, lồi nhãn cầu, gai mắt nề, kém di động.
- Biến chứng về não
Đối với bệnh nhân bị viêm xoang sàng, các biến chứng về não thường ít gặp hơn bệnh viêm xoang trán. Các biến chứng về não thường là viêm màng não, viêm não và áp xe não. Những biến chứng về não cũng rất nguy hiểm và cần can thiệp ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.