Thực tế thì y học hiện đại chưa có bất kỳ một loại thuốc nào chữa dứt điểm căn bệnh này. Các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi hoặc kháng histamin, corticoid… với mục đích giảm triệu chứng khó thở, chảy nước mũi là chính.
Y học cổ truyền có các bài thuốc đông y, thuốc nam cũng có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Nếu cơ thể không bị suy yếu thì có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản dưới đây.
Bèo cái tươi – Cách trị viêm mũi dị ứng ít người biết
Sử dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi cần phải làm đúng nếu không sẽ gây ngứa da. Do đó, cần bỏ rễ, rửa sạch sẽ sau đó ngâm với nước muối sạch rồi đem phơi khô hoặc sấy cho ráo nước.
Cách 1: Bèo cái tươi giã nát pha với nước ấm, lọc lấy nước cốt uống.
Cách 2: Làm tương tự cách 1 lấy nước cốt sau đó cho thêm 1 ít gừng đã giã nát và 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống. Thực hiện mỗi ngày 2 lần bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm dần.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa
Quả ké đầu ngựa tươi rửa sạch, để ráo nước sau đó sao khô cho đến khi ngả sang màu xám đem tán thành bột mịn. Lấy 4g bột quả ké đầu ngựa pha với nước để uống, 3 lần/ngày. Uống liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần, sau đó nghỉ vài ngày lại tiếp tục uống. Sau một thời gian các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết giảm hẳn và ngăn ngừa tái phát trở lại hiệu quả.
Cây cỏ hôi chữa viêm mũi dị ứng
Cây cỏ hôi hay còn gọi là cây hoa ngũ sắc, cây hoa cứt lợn. Dùng 100g cây cỏ hôi, rửa sach để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó lấy bông gòn thấm với nước cốt này nhét vào bên lỗ mũi bị viêm 15 – 20 phút rút bỏ bông, hỉ mũi sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Lưu ý: Trước khi thực hiện cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà này, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ mũi.